Tìm hiểu hành vi người tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng sẽ giúp các nhà kinh doanh, đặc biệt là các marketer, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được những nhu cầu đó một cách tối ưu nhất. Xu hướng tiêu dùng năm 2023 và các năm tới đã và đang chứng kiến không ít sự thay đổi, và các bạn hãy cùng PCM tìm hiểu ngay qua các “trend” dẫn đầu sau đây.
1. Tăng cường sử dụng, thành thạo dịch vụ số
Trong thời gian gần đây, cộng đồng người tiêu dùng tại Việt Nam đang dần làm quen các nền tảng dịch vụ số và mong đợi có được trả nghiệm mua sắm cùng các tính năng toàn diện, hữu ích hơn.
Năm 2022, người tiêu dùng đã tương tác với người bán hàng trên Shopee Live với khoảng thời gian trên 37 triệu giờ để tìm hiểu các sản phẩm trước khi quyết định mua. Ngoài ra, họ cũng để lại hơn 268 triệu bình luận và đánh giá sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử này. Từ đây, những người dùng khác có thể xem xét, lựa chọn mua hàng một cách hiệu quả hơn.
Một nghiên cứu của HubSpot cũng cho thấy các nền tảng phổ biến nhất trong việc mua sắm trực tuyến là Facebook, Instagram, TikTok và Youtube. Tại Việt Nam cũng vậy, không chỉ Shopee mà các nền tảng tích hợp như trên cũng thu hút sự chú ý và tỷ lệ mua bán thành công khá cao.
2. Sự hứng thú với phương thức thanh toán đa dạng
Song song với hành vi tiêu dùng ngày càng ưa chuộng nền tảng online, thì người tiêu dùng cũng đồng thời muốn được cung cấp nhiều hình thức thanh toán hơn từ các nhà bán lẻ. Một số phương thức thanh toán quen thuộc có thể kể đến:
- Thẻ debit ngân hàng
- Thẻ visa ngân hàng
- Quét mã QR
Dịch vụ thanh toán trước trả sau – “Buy Now, Pay Later” (BNPL) đang phát triển song song với sự bành trướng của nền thương mại điện tử. Bạn có thể cảm nhận điều này qua hình thức trả góp Home PayLater của Tiki hoặc SPayLater của Shopee.
3. Nhu cầu cho các sản phẩm bền vững tăng cao
Theo nghiên cứu của IBM, 77% cộng đồng người tiêu dùng cảm thấy việc các thương hiệu và nhãn hàng nâng cao tính bền vững và thân thiện với môi trường trong các sản phẩm là rất quan trọng.
Một nghiên cứu khác của Harvard Business School chứng nhận rằng những sản phẩm thân thiện với môi trường có tỉ lệ tăng trưởng doanh số cao gấp 5,6 lần so với các sản phẩm bình thường.
Do đó, không có gì lạ lẫm khi sản xuất và quảng bá sản phẩm thân thiện với người dùng và môi trường sẽ là xu hướng đáng chú ý trong vòng 3-4 năm nữa.
4. Ủng hộ doanh nghiệp có trách nhiệm cộng đồng
Ngoài vấn đề môi trường, người tiêu dùng còn có sự quan tâm nhất định tới quan điểm về các vấn đề toàn cầu như bình đẳng giới tính, cộng đồng LGBT+, v.v.
Doanh nghiệp có cách triển khai dự án và chương trình ủng hộ một cách tinh tế sẽ dễ dàng đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, giữ chân khách hàng và biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
5. Gen X và Baby Boomer mua sắm online nhiều không kém giới trẻ
Nếu bạn nghĩ chỉ có Gen Z và Millennial hay mua sắm qua mạng thì số liệu thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Số lượng người thuộc Gen X và Boomer tìm kiếm và mua đồ qua mạng đã tăng lần lượt là 16% và 60% tính từ tháng 5 năm 2022 đến nay.
Đây là một bước chuyển đổi lớn trong hành vi người tiêu dùng hiện nay, đi ngược lại với những suy nghĩ thường thấy là chỉ có thế hệ trẻ mới dùng các nền tảng xã hội cho mục đích giải trí và mua sắm.
6. Influencer và tầm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
Nói về quyết định mua hàng và lựa chọn tin dùng các nhãn hàng, người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennial và Gen Z có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các influencer.
Những nhân vật nổi tiếng càng có nhiều người hâm mộ và người theo dõi sẽ càng có sức ảnh hưởng khi họ quảng bá cho các thương hiệu. Trong năm 2022, riêng các chiến dịch influencer marketing tại Việt Nam đã mang lại tổng thu nhập lên tới 64 triệu đô la.
Dù tầm ảnh hưởng của hình thức marketing này đã đem lại hiệu quả cực cao, không phải nhân vật influencer nào cũng xây dựng được uy tín dài lâu trong lòng người hâm mộ.
Họ dần chuyển hướng sang tương tác với các micro-influencer (influencer với lượng người theo dõi <50 nghìn trên từng nền tảng) nhiều hơn so với các macro-influencer với khả năng thương mại hoá quá lớn, ít thân thiện với nhu cầu của người tiêu dùng.
7. Sự ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ
Trong thời gian gần đây, tỉ lệ người tiêu dùng chọn mua sản phẩm đến từ doanh nghiệp nhỏ đã tăng lên khá nhiều. Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng này có thể đến từ hiệu ứng của đại dịch Covid-19.
Trong khoảng thời gian đó, không ít hàng quán đã phải đóng cửa vì không có điều kiện hoạt động, dẫn đến tình trạng mất khách và phá sản. Do đó sau khi dịch được kiểm soát, cộng đồng người tiêu dùng muốn ủng hộ những doanh nghiệp nhỏ vẫn còn hoạt động.
Mặt khác, các sản phẩm từ doanh nghiệp nhỏ thường cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và khá đa dạng, từ đó tiếp cận tốt hơn, mang lại trải nghiệm tích cực và gần gũi hơn tới khách hàng.
Các đối tượng kinh doanh và các marketer nên ghi nhớ xu hướng này để có thể hình thành và đưa ra những chiến dịch thu hút nhất, dễ dàng nổi bật trong thị trường mang đầy tính cạnh tranh.
Tham khảo: 9 Key Consumer Behavior Trends (2023-2026)